Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Có
thể nói tệ nạn trẻ vị thành niên Việt Nam từ những vùng giáp ranh
Cambodia - bị bán qua xứ này hành nghề mãi dâm, hoặc trẻ Việt sống ngay
Xứ Chùa Tháp mà sa chân vào quán gái – là chuyện được cảnh báo, được
nhắc nhở, được nói đến nhiều nhất.
Tại
sao trẻ gái Việt Nam, ai đã bán chúng đi? Tại sao bất kể sự họat động
ráo riết năm sáu năm nay từ những tổ chức ngoài chính phủ hai nước như
Cứu Vớt Tuổi Thơ Save The Children UK, Bảo Vệ Nhân Quyền ADHOC, Phòng
Chống Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em Oxfam Quebec, Hành Động Cứu Giúp Action Aid
và nhiều tổ chức khác nữa, mà nạn buôn trẻ em vào đường mãi dâm tại
tiểu vùng Mekong, đặc biệt từ Việt Nam sang Cambodia, vẫn không giảm
bớt?
Đó
là những câu hỏi mà các NGO quốc tế cố tìm câu trả lời hay đúng hơn là
một giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Trong khuôn khổ mục Đời Sống Ngừơi Việt
Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc xin gởi đến quí vị tiếng nói của những
ngừơi trong cuộc, những người dám kể lại sự thật về hoàn cảnh của mình.
Sự thật về hoàn cảnh
Đầu
tiên là câu chuyện của người mẹ tên Thúy và cô con gái tên Hiền. Hiền
vừa thoát khỏi một tiệm mát xa ở Cambodia, nghĩa là một quán mãi dâm trá
hình, chưa đầy một tháng. Người giúp Thanh Trúc tiếp cận với hai mẹ con
bà Thúy là Kim An, hiện cộng tác với tổ chức ngoài chính phủ IOM ở
Cambodia.
Tổ
chức này có một văn phòng chuyên trách việc phòng chống và bảo vệ nạn
nhân của nạn buôn người, đã cứu vớt và che chở cho rất nhiều trẻ gái
Việt Nam từ những đường dây mãi dâm ở Phnom Penh, Seam Reap, Kompong
Som, Svey Pak chẳng hạn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bây giờ mời quí vị nghe bà Thúy và em Hiền kể về minh:(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trường
hợp thứ hai là gia đình ông Duy, quê ở Long Xuyên. Ông Duy có đứa con
gái tên Giàu, bị hàng xóm lừa gạt, nói là đi Cambodia bán quán cà phê sẽ
kiếm được một triệu đồng một tháng. Sang đến nơi Giàu bị bán ngay vào
một động mãi dâm do người Việt làm chủ ở cây số 11 ngọai vi Phnom Penh.
Khi đó Giàu 13 tuổi, năm nay cô 24 tuổi: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Con
số phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn vào đường mãi dâm, nhất là sang
bên kia biên giới Cambodia, càng ngày càng trở nên tồi tệ khiến các tổ
chức ngoài chính phủ trên thế giới phải đặc biệt lưu tâm.
Cuốn phim phóng sự
Một
trong những biện pháp mà văn phòng IOM phòng chống và bảo vệ nạn nhân
buôn người ở Phnom Penh đang thực hiện là một cuốn phim phóng sự, qua đó
những câu chuyện hay những trường hợp buôn người được chính nạn nhân
tường thuật lại.
Hai
người Việt ở Cambodia có tham gia với IOM trong tiến trình xây dựng
cuốn phim này là mục sư Ngô Đắc Lũy và cô Kim An. Mục sư Ngô Đắc Lũy
thuộc Hội Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam đang họat động từ thiện ở Cambodia,
Kim An từng bị gạt bán vào động mãi dâm hồi 15 tuổi. Được IOM cứu thoát,
cô trở thành người cộng tác đắc lực cho các nhân viên IOM vì nói thạo
tiếng bản địa.
Đề cập đến cuốn phim mà IOM dự tính phổ biến trong cộng đồng quốc tế cũng như ở Cambodia, ông Ngô Đắc Lũy cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trong
một lần trao đổi với Thanh Trúc ở Phnom Penh, bà Brown, cố vấn Phòng
Chống và Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của IOM, nói rằng nạn buôn người ở
tiểu vùng Mekong là một hiện tượng xã hội không thể giải quyết một sớm
một chiều, nhưng hệ lụy của nó thì khôn lường.
Bà
nhấn mạnh là các NGO không làm xuể nếu thiếu sự tiếp tay của chính phủ.
Bà nói sự cảnh giác, tâm, hành động, luật lệ và giáo dục của chính phủ
các nước là điều vô cùng cấp thiết.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.
No comments:
Post a Comment