Gái mại dâm thường bị đánh (www.hrw.org) |
Trong một bản báo cào dày hơn 70 trang, tổ chức Human Rights Watch tố cáo tình trạng công an bứ
c hiếp phụ nữ hành nghề mãi dâm : họ bị bắt, bị đánh đập, tiền của bị tước đoạt, và còn bị hãm hiếp trong lúc bị giam giữ. Tổ chức này kêu gọi chính quyền Phnom Penh cho mở một cuộc điều tra độc lập.
Sau nhiều cuộc phỏng vấn người trong cuộc bao gồm 90 cô gái hành nghề bán dâm tại Phnom Penh và 3 tỉnh cho biết nạn nhân bị cảnh sát đánh bằng cây, roi điện hay đấm vào mặt, họ cũng bị ăn cắp tiền và đồ dùng riêng tư dù trước đó đã hối lộ cho cảnh sát để được yên thân.Theo Elaine Pearson quyền Giám Đốc Châu Á của HRW thì những cô gái nói trên đã bị cảnh sát tạm giam bất hợp pháp quá lâu. HRW kêu gọi chính quyền Cam Bốt nên ra lịnh thực hiện cuộc điều tra toàn diện độc lập và nhanh chóng về sự vụ vi phạm nhân quyền này.
Sau nhiều năm bị Hoa Kỳ gây sức ép, vào năm 2008, chính quyền Cam Bốt cho thi hành luật mới có tên gọi “Luật Ngăn Chận Khai Thác Tình Dục Và Buôn Người" . Kể từ lúc đó cảnh sát thường xuyên tổ chức các cuộc bố ráp những địa điểm bị nghi có chứa gái bán dâm hoặc đi lùng bắt trên đường phố thủ đô vào ban đêm nơi các cô gái đứng theo đường chào đón bắt mối khách đi ngủ đêm.
Phải nhìn nhận rằng, sau khi thi hành luật nhiều nhà chứa sang trọng có tiếng tại Phnom Penh như khách sạn Đại Thế Giới phải đóng cửa luôn. Nhiều cô gái Việt bị thất nghiệp, không còn cảnh ồ ạt kéo nhau qua Cam Bốt bán thân vừa nuôi miệng vừa nuôi luôn gia đình. Một số ít phụ nữ trẻ ở Đài Loan và Quảng Châu vì khó kiếm chỗ làm ăn nên phải trở về xứ.
Tuy nhiên có khía cạnh tiêu cực là cảnh sát đã dùng việc thi hành luật để biện minh cho các vụ tấn công quấy nhiễu, hành động cưỡng hiếp phụ nữ nghèo đi bán dâm đã bị công luận phê phán, họ nói cảnh sát làm như thế quá tồi tệ.
Các trung tâm tạm giam thường nhốt những thành phần ăn mày, hút chích ma túy, trẻ em lang thang, người không nhà và phụ nữ bán thân nuôi miệng. HRW kêu gọi chính quyền đóng cửa các trung tâm tạm giam. Cạnh đó tổ chức nhân quyền này cũng kêu gọi các nước cấp viện nên xem xét việc tài trợ cho cảnh sát và Bộ Xã Hội vì đã chi tiền cho những viên chức bê bối không trách nhiệm.
TAGS: CAM BỐT - CHÂU Á
Sau nhiều cuộc phỏng vấn người trong cuộc bao gồm 90 cô gái hành nghề bán dâm tại Phnom Penh và 3 tỉnh cho biết nạn nhân bị cảnh sát đánh bằng cây, roi điện hay đấm vào mặt, họ cũng bị ăn cắp tiền và đồ dùng riêng tư dù trước đó đã hối lộ cho cảnh sát để được yên thân.Theo Elaine Pearson quyền Giám Đốc Châu Á của HRW thì những cô gái nói trên đã bị cảnh sát tạm giam bất hợp pháp quá lâu. HRW kêu gọi chính quyền Cam Bốt nên ra lịnh thực hiện cuộc điều tra toàn diện độc lập và nhanh chóng về sự vụ vi phạm nhân quyền này.
Sau nhiều năm bị Hoa Kỳ gây sức ép, vào năm 2008, chính quyền Cam Bốt cho thi hành luật mới có tên gọi “Luật Ngăn Chận Khai Thác Tình Dục Và Buôn Người" . Kể từ lúc đó cảnh sát thường xuyên tổ chức các cuộc bố ráp những địa điểm bị nghi có chứa gái bán dâm hoặc đi lùng bắt trên đường phố thủ đô vào ban đêm nơi các cô gái đứng theo đường chào đón bắt mối khách đi ngủ đêm.
Phải nhìn nhận rằng, sau khi thi hành luật nhiều nhà chứa sang trọng có tiếng tại Phnom Penh như khách sạn Đại Thế Giới phải đóng cửa luôn. Nhiều cô gái Việt bị thất nghiệp, không còn cảnh ồ ạt kéo nhau qua Cam Bốt bán thân vừa nuôi miệng vừa nuôi luôn gia đình. Một số ít phụ nữ trẻ ở Đài Loan và Quảng Châu vì khó kiếm chỗ làm ăn nên phải trở về xứ.
Tuy nhiên có khía cạnh tiêu cực là cảnh sát đã dùng việc thi hành luật để biện minh cho các vụ tấn công quấy nhiễu, hành động cưỡng hiếp phụ nữ nghèo đi bán dâm đã bị công luận phê phán, họ nói cảnh sát làm như thế quá tồi tệ.
Các trung tâm tạm giam thường nhốt những thành phần ăn mày, hút chích ma túy, trẻ em lang thang, người không nhà và phụ nữ bán thân nuôi miệng. HRW kêu gọi chính quyền đóng cửa các trung tâm tạm giam. Cạnh đó tổ chức nhân quyền này cũng kêu gọi các nước cấp viện nên xem xét việc tài trợ cho cảnh sát và Bộ Xã Hội vì đã chi tiền cho những viên chức bê bối không trách nhiệm.
TAGS: CAM BỐT - CHÂU Á
No comments:
Post a Comment