Tuesday, November 20, 2012

Nạn buôn trẻ em qua một nhân chứng và cũng là nhà họat động

Cô Sina Vann một nhân chứng sống
 của nạn buôn bán trẻ em
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2010-02-04

Vấn nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm mà điểm phát xuất là từ Việt Nam hay từ Kampuchia, với điểm đến là những quán gái những ổ mãi dâm trá hình bên Kampuchia, được trình bày nhiều lần dưới nhiều hình thức trên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi.

Vết thương không lành

Càng tìm hiểu Thanh Trúc càng không dám quả quyết mình đã đi tới cùng đích của vấn đề, bởi theo yêu cầu của các tổ chức ngoài chính phủ thì rõ ràng từ bản chất sự việc được trình bày đã có cái giới hạn nhất định của nó, trong lúc đã đi, đã tới và đã thấy thì thực tế và sự cảm nhận ở trên mức độ kinh hoàng đau xót hơn. Đó cũng là nỗi khó khăn của những tổ chức NGO ngoài chính phủ đang hoạt động công khai hay bán chính thức ở Xứ Chùa Tháp.


Em bé gái Việt Nam được cứu thóat
khỏi một nhà chứa
Hơn một lần Thanh Trúc từng hứa cùng quí vị là ngày nào còn những nạn nhân khốn khổ và nhỏ tuổi sa vào những cái bẫy tăm tối âm u bên xứ Chùa Tháp hoặc bất cứ nơi đâu, ngày ấy vết thương còn nhỏ máu vẫn phải được khơi lại.

Ngày nào còn những nạn nhân khốn khổ và nhỏ tuổi sa vào những cái bẫy tăm tối âm u bên xứ Chùa Tháp hoặc bất cứ nơi đâu, ngày ấy vết thương còn nhỏ máu vẫn phải được khơi lại.

Linh Mục Martino

Trở lại với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, linh mục Martino, một tiếng nói , một nhà hoạt động tích cực trong công việc phòng chống tệ nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm, đặc biệt tập trung vào trẻ em Việt Nam, trình bày cùng quí vị về chuyến đi Kampuchia vừa hoàn tất, về tổ chức One Body Village, Một Thân Hình, tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ đã âm thầm làm việc bao năm qua ở Kampuchia. Những nỗi khó khăn , nếu không muốn nói là khổ tâm, những cái được cái mất, của One Body Village nói riêng và những tổ chức ngoài chính phủ nói chung liên quan đến nổ lực phòng chống tệ nạn thiếu nhi mại dâm ở đất nước Kampuchia.

Mục đích của chúng tôi là giúp trẻ em Việt Nam đang làm nô lệ tình dục ở Kampuchia và Việt Nam. Tại Kampuchia và Việt Nam chúng tôi có những căn nhà để nuôi dạy cũng như để cứu các em cũng như làm những công việc liên quan mà có thể ngăn chận tệ nạn đó.Nhưng mà đối với chính phủ Việt Nam và Kampuchia thì chúng tôi không có một cái tên tuổi gì cả.

Lần này mình qua bên đó dự tính là đi sáu ngày nhưng chúng tôi đã trở về trước một ngày bởi vì, không biết là dùng chữ thất bại hay thành công. Trên một góc nhìn nào đó thì chúng tôi đã thất bại , có nghĩa là chúng tôi quay trở lại những chỗ mà năm ngoái chúng tôi đi cũng như đã mười năm nay chúng tôi đi, thì gần như những chỗ đó không còn gì. Những quán xá đó, những cái ổ , những động điếm những quán cà phê không còn đó nữa.

Cái thất bại là chúng tôi nghĩ nhưng có thể đó cũng là niềm vui, có thể là đã có quá nhiều người nói đến thành họ đóng những cái ổ đó và phải di chuyển ra những chỗ khác.

Mục đích của chúng tôi là giúp trẻ em Việt Nam đang làm nô lệ tình dục ở Kampuchia và Việt Nam. Tại Kampuchia và Việt Nam chúng tôi có những căn nhà để nuôi dạy cũng như để cứu các em cũng như làm những công việc liên quan mà có thể ngăn chận tệ nạn đó
Linh Mục Martino

Chúng tôi chỉ tìm được ở đó một chỗ mới, tôi đi vào đó thì cũng chỉ có vài em mà thôi. Nhưng mà trong lần này tôi về thì cũng giống như năm ngoái, tức là khó mà đào sâu những gì mình có thể làm được. Chúng tôi thất bại là không làm được cái gì nhiều cho các em, nhưng mà trên phương diện khác chúng tôi thành công, chúng tôi nghĩ họ đã biết
Biến hình đổi dạng chứ không chết

Như vậy thì chắc phải có một kết quả tốt đẹp nào đó rồi, cớ sao vẫn còn điều gì ưu tư khắc khoải trong từng lời nói của linh mục Martino? Mời quí vị nghe ông chia sẻ tiếp:

Mình nghĩ nó như vầy, tức là nó bị động , quốc tế lên án rất nhiều. Giống như kỳ này mình đi mình chụp được rất nhiều hình, những bảng quảng cáo khắp nơi để bảo vệ trẻ em, những bảng quảng cáo trên những chiếc xe “túc túc” dọc hai bên đường, những cái áo của người dân. Thì quốc tế nhảy vô rất nhiều, tôi nghĩ là tiếng nói của

Trẻ em được rao bán trên internet
Trẻ em thậm chí được rao bán trên internetquốc tế đánh vang cho nên họ phải rút lui ra phía đằng sau. Nói chung chúng ta đừng hy vọng là nó chết, nó tạm thời trở nên khó và nó nằm im đó thôi.

Đến lúc này thì những trở ngại của các tổ chức ngoài chính phủ ở Kampuchia mới được hé lộ:

Tháng Mười tháng Mười Một năm 2009, một số tổ chức phi chính phủ của nước mà có liên quan đến việc giúp các trẻ em đó thì đã bị chính phủ Kampuchia đóng cửa, họ kết án mình vô những cái tội đại khái là phản động, họ đuổi mình ra khỏi nước Kampuchia.

Mình không nói chuyện trực tiếp với các tổ chức phi chính phủ đó nên không dám trả lời một cách rõ ràng. Nhưng theo cái nhìn của mình là người bên trong mười một năm nay tiếp tục những công việc đó thì mình nghĩ nó như vầy: bởi vì chúng ta đã làm những tiếng vang quá lớn. Những tổ chức đó cũng như tổ chức của chúng tôi, tổ chức Một Thân Hình, đã làm những tiếng vang quá lớn và họ bị ảnh hưởng quá nhiều trước quốc tế. Họ phải đuổi chúng tôi ra

Thì quốc tế nhảy vô rất nhiều, tôi nghĩ là tiếng nói của quốc tế đánh vang cho nên họ phải rút lui ra phía đằng sau. Nói chung chúng ta đừng hy vọng là nó chết, nó tạm thời trở nên khó và nó nằm im đó thôi.


Linh Mục Martino

Chẳng hạn như những cái nhà chúng tôi nuôi các em , đại khái mỗi nhà chúng tôi gởi mấy em thôi, cái nỗi buồn lớn nhất, cái thật sự đau xót của chúng tôi là lần này chúng tôi trở về thì bốn cái nhà ở Kampuchia và cả bốn người đứng đầu đã bị bắt. Các em của tôi tản mát khắp nơi, các con cái của chúng tôi chưa, đang ngồi nói chuyện đây mà cảm thấy rất đau khổ là con cái của chúng tôi tản mát khắp nơi và tôi chỉ có thể liên lạc được với một đứa con trong tất cả những đứa chúng tôi nuôi.
Sẽ là một cuộc chiến không ngừng

Nếu được cứu về mà nay tản mát khắp nơi thì có thể nói theo nhận định của các tổ chức ngoài chính phủ là các em đã và đang có nguy cơ rơi trở lại vào con đường cũ:

Không phải nguy cơ nữa mà điều đó đang xảy ra bây giờ với những đứa con của mình. Đó là cái niềm đau không phải chỉ những người trong tổ chức Một Thân Hình

Cô Sina Vann một nhân chứng sống của nạn buôn bán trẻ em, nói chuyên ở Washington DC mà tất cả những tổ chức phi chính phủ nào đã bỏ nhiều thời giờ, công sức, tiền bạc, thời gian và cả tình yêu của mình vào đó. Đó là nỗi đau mà chắc chắn không có viên thuốc nào có thể xóa được

Đó là công việc của linh mục Martino và One Body Village ở Kampuchia mười mấy năm nay mà chừng như bây giờ đang bị khựng lại.

Chúng tôi gắng làm cái gì có thể làm được, chúng tôi liên lạc với một hai xơ ở bên Kampuchia, ngồi xuống nói chuyện để xem chúng tôi có thể qua tay họ để làm được những gì.

Trở về Việt Nam, về những vùng có nguy cơ cao nằm sát biên giới Kampuchia, nơi mà chỉ một phút làm ngơ một giờ quên lãng một đứa bé nhiều đứa bé bị đẩy qua đất nước bên kia với giá vài trăm đô như Sina Vann Nguyễn Thị Bích đã kể cho quí vị nghe trong bài trước.
Nhưng con đường hầm đó rất là dài mà chúng ta mỗi người phải thắp lên ánh sáng. Giống như chạy marathon vậy đó, là người này thắp rồi người bên cạnh tiếp tục thắp và ánh sáng cuối đường hầm nó vô cùng sáng. Nhưng điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào tôi vào chị vào tất cả những người đang nghe.

Linh Mục Martino

Đa số dân quê ở đây nghèo thật là nghèo, linh mục Martino xác nhận. Từ lâu, tổ chức One Body Village Một Thân Hình Hình giúp cha mẹ nghèo ở Việt Nam bằng cách hổ trợ phương tiện để họ buôn bán nhỏ lẻ, kiếm huê lợi hầu bảo đảm cái ăn cái mặc hàng ngày cho mình và cho con cái, để họ đừng phải mang con đi bán cho người ta.

Theo Free The Slaves, Giải Phóng Nô Lệ, một tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ, hiện toàn thế giới có hai mươi bảy triệu nô lệ thực thụ, một phần ba trong số này là trẻ em, là những nô lệ tình dục nhỏ tuổi.

Những nạn nhân khốn khổ này, Free The Slaves khẳng định, phải vắt kiệt sức lực nhỏ bé của mình ra để phục vụ những ông những bà chủ bất lương , những khách mua hoa bệnh hoạn mà không được trả lương, cũng không biết đường nào để chạy trốn cái cảnh bạo hành lạm dụng mà các em phải hứng chịu.

Nhưng rồi Free The Slaves Giải Phóng Nô Lệ vẫn đoan chắc một điều là nhân loại có thể chấm dứt tệ nạn nô lệ tình dục kinh khủng đó. Linh mục Martino nói ông đồng ý với nhận định của tổ chức Free The Slaves, là ánh sáng chắc chắn ở cuối đường hầm.

Nhưng con đường hầm đó rất là dài mà chúng ta mỗi người phải thắp lên ánh sáng. Giống như chạy marathon vậy đó, là người này thắp rồi người bên cạnh tiếp tục thắp và ánh sáng cuối đường hầm nó vô cùng sáng. Nhưng điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào tôi vào chị vào tất cả những người đang nghe. Khi mỗi người chúng ta nghe được và thắp lên một ngọn nến thì tôi tin tưởng chắc chắn không phải là một hy vọng mà là một bảo đảm rằng trong một ngày rất gần chuyện đó không còn nữa.

Vừa rồi là linh mục Martino, người đang phấn đấu không mệt mỏi trong công việc phòng chống tệ nạn buôn trẻ Việt Nam vào đường nô lệ tình dục.

Thanh Trúc kính chào tạm biệt quí vị.


No comments:

Post a Comment