Radiovaticana 2012-09-07 16:52:23
Ngày mùng 6-7-2012 Bộ nội vụ Trung Quốc cho biết cảnh sát đã phá vỡ hai tổ chức buôn bán trẻ em, bắt giữ 802 người và giải thoát 181 trẻ em nạn nhân. Cuộc lùng bắt các tổ chức buôn bán trẻ vị thành niên được thực hiện trong 15 tỉnh Trung Quốc. Thông cáo Bộ Nội Vụ nêu bật rằng trong số các người bị bắt giữ cũng có một số tay anh chị, lãnh tụ của các băng đảng tội phạm.
Ngày mùng 6-7-2012 Bộ nội vụ Trung Quốc cho biết cảnh sát đã phá vỡ hai tổ chức buôn bán trẻ em, bắt giữ 802 người và giải thoát 181 trẻ em nạn nhân. Cuộc lùng bắt các tổ chức buôn bán trẻ vị thành niên được thực hiện trong 15 tỉnh Trung Quốc. Thông cáo Bộ Nội Vụ nêu bật rằng trong số các người bị bắt giữ cũng có một số tay anh chị, lãnh tụ của các băng đảng tội phạm.
Người ta còn nhớ rằng hồi năm 2011, khi nổ ra vụ 19 thiếu nữ Hoa được cứu thoát trong khi họ đang bị đem bán sang chợ mại dâm ở Angola bên Phi châu, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã thú nhận rằng mỗi năm có hàng chục ngàn thiếu nữ và trẻ em vị thành niên được cứu thoát khỏi thị trường tình dục.
Trong các năm qua, các tổ chức buôn bán trẻ em tại Trung Quốc đã hoạt động mạnh và tổ chức chặt chẽ hơn mạng lưới buôn bán trẻ em vị thành niên. Họ lợi dụng tối đa việc đi lại trong nước đễ dàng hơn, cũng như các lỗ hổng hậu qủa trầm trọng của chính sách “mỗi gia đình một con” của nhà nước cộng sản Bắc Kinh, cho phép phá thai và lựa chọn phái tính, khiến cho thế quân bình giữa con số các trẻ nam và trẻ nữ ngày càng chênh lệch, tạo ra thảm cảnh gần 50 triệu đàn ông thanh niên không cách gì kiếm ra vợ. Và tình trạng này làm nảy sinh ra thị trường buôn bán phụ nữ, một tệ nạn thê thảm khác tại Á châu, trong đó có cả Việt Nam.
Liên quan tới tệ nạn buôn bán trẻ em tại Trung Quốc. Mới nhất là vụ một phụ nữ tỉnh Sa Thị có thai 7 tháng bị bắt tới nhà thương phá thai, vì chị không có tiền hối lộ để có thể giữ lại đứa con trai thứ ba một cách bất hợp pháp. Vụ này bị báo chí phanh phui và trong các ngày sau đó hai nhân viên nhà nước liên lụy đã chính thức xin lỗi vì hành động sai trái của mình. Họ đã mất việc vì bị sa thải ngay tức khắc, và năm người liên lụy khác nữa bị nhà nước trừng phạt. Nhưng qua luật sư, người chồng của bà cho biết ông đòi phải được bồi thường, và đưa các kẻ có tội ra tòa.
Nạn buôn bán trẻ em tại Trung Quốc gia tăng, đôi khi là để cung cấp cho dịch vụ nhận nuôi con bất hợp pháp, hay gia tăng số trẻ em của một số cơ cấu để nhận được trợ giúp của chính quyền, nhưng nhất là để cung cấp cho thị trường mại dâm, buôn bán cơ phận người, hay công nhân nô lệ trong các hãng xưởng chui. Nghĩa là có cả một mạng lưới tổ chức tội phạm hoạt động với sự đồng lõa của các cấp chính quyền và tình trạng không bị luật pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, vài tin tức vụn vặt trên đây của Trung Quốc, một quốc gia có hơn 1,4 tỷ người, chỉ là cái chỏm nổi nhỏ xíu của núi đá băng buôn bán trẻ em khổng lồ chìm sâu dưới lòng biển Á châu, đặc biệt trong vùng Đông Nam Á.
Từ trước tới nay bên Ấn Độ vẫn có nạn cha mẹ nghèo qúa nợ nần phải bán con để trả nợ. Qua đó hàng trăm ngàn trẻ em trở thành nô lệ của các chủ nhân. Các em phải làm việc như nô lệ trong các xưởng dệt thảm, và bị chủ xích chân vào máy dệt để khỏi chạy trốn. Khách hàng các nước Tây Âu mua các bức thảm dệt rất đẹp do Ấn Độ sản xuất, không hề biết rằng chúng được làm bằng máu, mồ hôi và nước mắt khổ nhục của hàng trăm ngàn trẻ em công nhân nô lệ.
Tại Trung Quốc và các nước vùng Đông Nam Á các tổ chức buôn bán trẻ em đang từ từ trở thành một mạng lưới đa quốc. Đây là mạng lưới buôn bán trẻ em Campuchia sang Thái Lan để bắt các em sống bằng nghề ăn xin; từ Bangladesh sang Pakistan để cung cấp cho thị trường tình dục.
Đó cũng là số phận khốn khổ của các bé gái Việt Nam và Myanmar bị bán sang Campuchia và Thái Lan, hay các bé gái Nepal bị bán sang Ấn Độ để trở thành nô lệ tình dục. Ngoài ra còn có các đường dây buôn bán trẻ gái và thiếu nữ trong nội địa tại các nước như Thái Lan, Campuchia,Philippines và Ấn Độ hằng năm thu vào các khoản tiền rất lớn. Tệ nạn này cũng xảy ra bên Indonesia, nhất là từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn và các trung tâm du lịch.
Các trẻ gái và thiếu nữ Lào bi bán sang Thái Lan thường là để giúp việc trong các gia đình, hay làm việc trong các hãng xưởng, là một thực tại khiến cho các em chịu các số phận giống như hàng trăm ngàn trẻ em nô lệ lao động bên Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Trong số hàng trăm triệu người hâm mộ môn bóng đá bên Tây Âu và trên thế giới, có rất ít người biết rằng hàng chục triệu trái banh được tung vào thị trường quốc tế hàng năm có dính máu, mồ hôi và nước mắt khổ đau của các trẻ em công nhân nô lệ Pakistan và Bangladesh.
Thế rồi có hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam, Myanmar, và Bắc Hàn bị bán sang Trung Quốc cho các vụ hôn nhân cưỡng bách, trong khi thanh niên Myanmar thì bị thu hút sang Thái Lan để bị khai thác trong kỹ nghệ đánh cá. Va sau cùng có hàng ngàn trẻ em Việt Nam bị bán sang Trung Quốc để thỏa mãn thị trường nhận con nuôi bất hợp pháp. Và rất thường khi các mục tiêu thường là khai thác tình dục ở các nước rất xa. Đó là trường hợp các trẻ em vị thành niên Bangladesh và Pakistan bi bán sang các nước A rập vùng Vịnh, cũng như các trẻ em Indonesia bị bán sang Hòa Lan, Đức và Áo. Trong khi các trẻ em Philippines bị bán sang Hoa Kỳ, Costa Ricca và Niu Dilen, và các người trẻ em Thái Lan bi bán sang các thị trường Nam Phi, Đức và Thụy Sĩ. Thế mới biết thế giới càng văn minh duy vật bao nhiêu, thì lại càng tàn ác, man rợ, tồi bại và vô luân bấy nhiêu!
Linh Tiến Khải
No comments:
Post a Comment