Friday, November 30, 2012

NHỮNG NGÀY TRONG "ĐỘNG QUỶ" CỦA NỮ SINH


Một số nạn nhân được giải cứu về Việt Nam.

"Mỗi ngày, bà chủ bắt bọn em tiếp 20-25 khách, toàn những gã bệnh hoạn. Có cô không chịu nổi đã nhảy lầu tự tử”, một nữ sinh mới trốn khỏi “động quỷ” kể.

Một ngày đầu tháng 11, Luyến cầm đơn đi kêu cứu nhiều nơi. Khuôn mặt khắc khổ, dáng người mảnh mai, khi kể lại câu chuyện bị lừa sang Trung Quốc bán vào động mại dâm, ánh mắt cô vẫn không hết hoảng hốt.

Wednesday, November 28, 2012

LẠ LÙNG THẾ GIỚI MẠI DÂM... CÂM ĐIẾC HÀ THÀNH


Lạ lùng thế giới mại dâm… câm điếc Hà Thành

Thứ sáu 23/11/2012 07:01
(GDVN) - Bên trong đám gái mại dâm đứng gốc cây trước cổng bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), có những đối tượng thuộc diện đặc biệt nhất Hà Thành…

Mại dâm đặc dị số một Hà Thành
Trời Hà Nội đã bắt đầu có những cơn gió lạnh đầu đông, trời cũng đã bắt đầu tối nhanh hơn nhiều. Mới chỉ 6 giờ hơn nhưng mặt trời đã lặn từ lâu để nhường chỗ cho màu đen của màn đêm. Trong ánh đèn loang loáng của xe máy, ô tô băng qua cổng bệnh viện Hữu Nghị pha chút vàng vọt của đèn đường trên cao xuyên qua các kẽ lá xuống mặt đường, “lực lượng” gái mại dâm đặc dị nhất Hà Thành bắt đầu đi “kiếm ăn” ở các… gốc cây.

BÍ MẬT "LẠNH NGƯỜI" ĐẰNG SAU SỰ CÂM LẶNG CỦA MẠI DÂM ĐẶC DỊ Ở HÀ NỘI

 'Những lúc như vậy, những cô gái mại dâm câm điếc chỉ biết cúi đầu câm lặng và đợi tối ngày mai tiếp tục “cày cuốc” để “mưu sinh” và trả nợ. Đâm lao đành phải theo lao, nợ ngày càng tăng, tiền nhà trọ, tiền ăn... tất cả gộp lại khiến gái mại dâm câm không thể bỏ nghề'...

Có lẽ ít ai có thể ngờ được rằng, giới mại dâm câm, điếc ở trước cổng bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cũng có “thế giới tài chính ngầm” khiến những cô gái mại dâm khuyết tật “hành nghề” ở đây không còn con đường thoái lui.

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang đến Mỹ


Nguyễn Ngọc Quang (giữa) GS:
Nguyễn Chính Kết (phải) 
và con trai, tại Houston, Texas
Thanh Quang, phóng viên RFA-2012-10-05

Hôm 27 tháng 9 vừa rồi, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Ngọc Quang, sau gần 2 năm lánh nạn tại Thái Lan, đã được định cư tại Houston, Texas, Hoa Kỳ

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, ông Nguyễn Ngọc Quang trước hết nhận xét về không khí tự do, dân chủ mà ông chắc chắn chờ đợi từ lâu, rồi liên tưởng đến quê hương, như sau:

Hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu

Nguyễn Ngọc Quang: Thực sự mà nói tôi đã từng bỏ phiếu cho tự do bằng chính mạng sống của mình cách đây 21 năm. Tôi cũng là một trong hàng triệu người Việt Nam của mình cùng nhau kiến tạo nên danh từ buồn trong tự điển nhân loại, đó là “Thuyền Nhân”. Bây giờ, sự háo hức của tuổi trẻ đã đi qua rồi khi cho đến vào tuổi già, tôi mới đến được bến bờ tự do này, thì sự háo hức không còn như xưa nữa. Tuy nhiên, tôi cũng rất vui khi nhìn thấy con cái mình vui mừng đến mức mà chúng không biết thực sự đây là mơ hay thực.

Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang



Thanh Quang, phóng viên RFA- 2009-08-07

Hồi năm 2005, nhà cầm quyền Việt Nam áp lực Indonesia, và cả Malaysia, đục bỏ các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn Galang và Bidong.

Nay, theo báo Jakarta Post của Indonesia, Hà Nội lại áp lực Jakarta đóng cửa trại Galang, di tích tỵ nạn cuối cùng của Cộng đồng người Việt hải ngọai.

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN CẢM ƠN NGƯỜI ĐỨC, NHỮNG BÀN TAY CỨU VỚT LÚC VƯỢT BIÊN



Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Một số cựu thuyền nhân cùng nhớ lại “những nghĩa cử nhân ái, những bàn tay cứu vớt, những phong trào yểm trợ” đã từng đưa họ thóat khỏi cái chết gần kề, mang họ đến bến bờ tự do.

VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ, CUỘC TRỐN CHẠY BẰNG CHÂN



Nam Nguyên, phóng viên RFA

Sự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.

TỘI ÁC CỘNG SẢN: VƯỢT BIÊN NĂM 1975, NGƯỜI ĂN THỊT NGƯỜI ĐỂ TỒN TẠI



Thanh Quang, phóng viên RFA


Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ sẽ không bao giờ nhạt nhoà trong ký ức của thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương tìm đến bến bờ tự do sau biến cố 30/4/1975, hầu như thường xuyên gặp nạn.

SỰ THẬT HỒ CHÍ MINH


TOÀN BỘ CUỐN PHIM SỰ THẬT HỒ CHÍ MINH

NHỮNG BÉ GÁI BỊ BÁN LÀM GÁI MẠI DÂM Ở NEPAL

Nhóm Maiti Nepal của bà Koirala đã giải thoát và cưu mang cho gần
 12.000 phụ nữ. Ảnh: CNN.
Bé gái 9 tuổi, cô bé Geeta bắt đầu biết trang điểm, thức đến 2h sáng và tiếp tới 60 vị khách mỗi ngày. Nhớ lại những chuỗi ngày tăm tối đã qua, cô gái giờ đã 26 tuổi ấy cho biết: 'Tôi thực sự cảm thấy buồn và thất vọng về những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình'.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo Nepal, Geeta bị một người họ hàng xa bán cho nhà thổ ở Ấn Độ. Người này nói với mẹ em rằng con gái bà sẽ làm việc ở một nhà máy sản xuất quần áo ở Nepal.

Với Geeta, dẫu khi đã nhắm mắt xuôi tay, cô vẫn không thể quên nổi hình ảnh nơi tuổi thơ từng đi qua: "Nhà thổ nơi tôi làm việc trước đây rất đông khách. Bà chủ thường mạt sát chúng tôi. Nếu không chiều khách, chúng tôi sẽ bị bà ấy đánh bằng roi, dây điện và muôi nóng".

TỔ CHỨC AFESHIP- GIẢI THOÁT HÀNG NGÌN GÁI MẠI DÂM TẠI CAMPUCHIA

16 tuổi bị đẩy vào nhà thổ
Câu chuyện về Somaly Mam đã làm rung động hàng triệu trái tim trên thế giới qua cuốn sách: "Con đường đánh mất sự trinh trắng" (The road of lost innocence). Người phụ nữ này từng bị bán làm nô lệ tình dục nói trong cuốn sách: "Tôi không có ý định cứu vớt cả thế giới, chỉ là muốn thay đổi số phận của một cô gái. Và số phận của một cô gái khác. Và thêm một cô gái khác nữa...".
Từ một cô bé không biết tên và tuổi của mình, bị bán vào nhà chứa, bị lạm dụng và bóc lột tàn bạo, chị đã vượt lên tất cả, với sự giúp đỡ của mọi người, thành lập một tổ chức phát hiện, can thiệp, giúp đỡ các nạn nhân của tệ buôn bán tình dục trẻ em, đưa họ hồi hương và hỗ trợ lập nghiệp. Chị đã được giải thưởng Vì quyền trẻ em năm nay. Chị vừa đến Việt Nam làm việc với Tổ chức AFESHIP Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM. “Tôi viết cuốn sách này bởi vì biết rằng sẽ có một ngày mình bị sát hại và tôi không muốn ra đi trong âm thầm lặng lẽ”- chị nói.

BUÔN NGƯỜI, TỘI ÁC, BI KỊCH ĐẾN TỪ ĐỒNG LOẠI



Góc nhìn toàn cầu về vấn nạn nóng bỏng này...
Nạn nhân của hình thức “thương mại” này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Đây được coi là nguồn thu chính của các tay buôn người, nạn nhân sẽ bị bóc lột sức lao động hoặc ép làm nô lệ tình dục. 

Đáng buồn ở chỗ kẻ reo rắc hiểm họa này lại chính là một số người xấu lợi dụng cảnh ngộ nghèo khó, thiếu hiểu biết để xô đẩy đồng loại mình vào kiếp làm mướn, nô lệ tình dục. Hoạt động này diễn ra ngày một phức tạp, đặc biệt tại các điểm nóng thuộc châu Phi, châu Á.

CHIÊU BUÔN NGƯỜI TINH VI CỦA "HOA HẬU TRONG TRẠI GIAM"



Nạn nhân của tội ác buôn người

Với vẻ ngoài xinh xắn, Cầu đã tiếp cận, tạo lòng tin và lừa bán không ít cô gái trẻ vào ổ mại dâm ở phía bên kia biên giới.

Chỉ vì món lợi trước mắt, Trần Thị Cầu và đồng bọn đã rắp tâm lừa các cô gái mới lớn, thậm chí cả trẻ em để bán vào những “động quỷ” tận Trung Quốc. Điều đáng nói là những kẻ buôn người này tuổi đời lại còn khá trẻ.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Trần Thị Cầu (24 tuổi), Nguyễn Thị Cẩm Vân (23 tuổi), Hoàng Thị Linh (23 tuổi), Nguyễn Hà Phương (17 tuổi) cùng ngụ tại Lạng Sơn đã thực hiện đến 4 vụ buôn người qua biên giới. Nạn nhân của chúng là 3 phụ nữ và 2 trẻ em đã bị bán vào những ổ mại dâm vô cùng tăm tối và khắc nghiệt tại vùng biên Trung Quốc. Một nạn nhân đã may mắn trốn thoát khỏi “động quỷ” và đến cơ quan Công an trình báo.

Tuesday, November 27, 2012

CÔNG AN MẬT VỤ VIỆT NAM SANG CAMPUCHIA TRUY LÙNG MỤC SƯ NGÔ ĐẮC LŨY

Pastor Lũy, Thích Giác Luận, Nguyễn Phùng Phong
Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Từ Campuchia những người tị nạn Việt Nam đang tá túc nơi đây nói rằng Mục sư Ngô Đắc Luỹ, thuộc Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam, đang ẩn náu tại xứ này bị mật vụ Việt Nam truy lùng gắt gao, trong khi thân nhân của Mục sư Luỹ ở quê nhà cũng bị nhiều áp lực đáng ngại. Thanh Quang tìm hiểu về tình cảnh của Mục sư Ngô Đắc Luỹ và được ông Nguyễn Phùng Phong, đại diện 74 người Việt tị nạn tại xứ Chùa Tháp, cho biết:
Phần âm thanh

Wednesday, November 21, 2012

Những câu chyện đau lòng của các bé gái Việt Nam trong động mãi dâm Campuchia



2006-08-31

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Có thể nói tệ nạn trẻ vị thành niên Việt Nam từ những vùng giáp ranh Cambodia - bị bán qua xứ này hành nghề mãi dâm, hoặc trẻ Việt sống ngay Xứ Chùa Tháp mà sa chân vào quán gái – là chuyện được cảnh báo, được nhắc nhở, được nói đến nhiều nhất.

Bấm vào đây để nghe tiết mục này

Download story audio

Đó là những câu hỏi mà các NGO quốc tế cố tìm câu trả lời hay đúng hơn là một giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Trong khuôn khổ mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc xin gởi đến quí vị tiếng nói của những ngừơi trong cuộc, những người dám kể lại sự thật về hoàn cảnh của mình.

Nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ bị mất tích


Nhà bất đồng chính kiến
Lê Trí Tuệ. RFA file photo
2007-05-15 Phần âm thanh
Nghe bản tin 6:30 sáng 15-5
Download story audio


Một nguồn tin đáng tin cậy của Đài Á Châu Tự Do, không muốn nêu tên, cho biết nhà bất đồng chính kiến Lê Trí Tuệ đã mất tích hơn một tuần nay ở Campuchia sau khi ông từ Việt Nam đào thoát sang xứ Chùa Tháp cách nay chừng một tháng.

Vẫn theo nguồn tin này thì vào Chủ Nhật mùng 6 tháng 5 vừa qua, ông Lê Trí Tuệ có tiếp xúc với một người lạ mặt tên Lê Ái Quốc, và sau đó 3 tiếng đồng hồ thì ông Tuệ mất tích. Người lạ mặt này trước đó liên lạc với ông Tuệ, nói là có nghe đài Chân Trời Mới và muốn nói chuyện với ông.

Ông Lê Trí Tuệ, thành viên của Khối 8406, vừa sang lánh nạn ở Cambodia

Anh Lê Trí Tuệ
Thanh Quang, phóng viên đài RFA

2007-04-13

Chúng tôi vừa được tin nhà bất đồng chính kiến nổi bật của Việt Nam, ông Lê Trí Tuệ, thành viên của Khối 8406 và là một trong những người điều hành Công đoàn Độc lập Việt Nam, vừa tới lánh nạn ở Cambodia. Thanh Quang đã liên lạc được với ông Lê Trí Tuệ, mời quý vị theo dõi cuộc nói chuyện sau đây.

Thanh Quang: Xin chào ông Lê Trí Tuệ, trước hết xin ông cho biết lý do khiến ông phải lánh nạn sang Cambodia ?

Anh Đào Văn Thụy đã đào thoát được sang Cambodia

Đào văn Thụy
Gia Minh, phóng viên đài RFA-26/9/2007

Phần âm thanh
Thông tin cho hay vừa có thêm một người đấu tranh cho dân chủ và quyền lợi của người công nhân trong nước phải đào thoát sang Cambodia để lánh nạn. Gia Minh đã liên lạc với chính những người tỵ nạn tại Cambodia để tìm hiểu về thông tin liên quan.

Anh Đào Văn Thuỵ, người đã viết thư bày tỏ sự ủng hộ và xin gia nhập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, do các nhà đấu tranh dân chủ trong nước thành lập hôm 

VIỆT NAM VỪA LÀ NƠI XUẤT XỨ, VỪA LÀ ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC TỔ CHỨC BUÔN NGƯỜI


Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hoa Kỳ hôm qua vừa công bố bản phúc trình thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới. Bản phúc trình có phần nói về tình trạng này tại Việt Nam. Gia Minh lược dịch và trình bày trong phần sau.
CondolezzaRice200.jpg
Ngoại trưởng Condolezza Rice phát biểu tại buổi công bố phúc trình thường niên năm 2006 về tình trạng buôn người. State Department photo by Michael Gross.
Các quốc gia có tệ nạn buôn người mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào bản phúc trình thường niên 2006 được chia làm mấy loại theo mức độ trầm trọng của hoạt động đó. Loại một là có vấn đề, loại hai thì nặng hơn, và loại ba là trầm trọng.

Xếp vào loại hai

Việt Nam bị xếp vào loại hai. Các quốc gia khác như Campuchia, Trung Quốc, Macao, Đài Loan cũng thuộc loại hai trong danh sách theo dõi. Trong khi đó Cộng Hoà Triều Tiên thuộc loại một; Miến Điện, Lào và Bắc Hàn thuộc loại ba.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Condolezza Rice, đến dự buổi công bố phúc trình thường niên năm 2006 về tình trạng buôn người. Đại ý theo bà thì Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp các quốc gia loại trừ tình trạng này trên thế giới.

"CHỢ NGƯỜI", NHỮNG MẢNH ĐỜI BỊ RAO BÁN Ở VIỆT NAM


Thanh Quang, phóng viên đài RFA
ChildSex200.jpg
Cảnh sát Cambodia đưa bé gái Việt Nam, 11 tuổi, ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh. AFP PHOTO
Trong khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng đáng kể, thì được biết tình trạng “chợ người” trong nước cũng phát triển rộn rịp. Thanh Quang tìm hiểu tình hìn hnày theo các thông tin liên hệ và trình bày như sau:

Thảm cảnh ‘Chợ Người’

Trong mấy tháng nay, báo chí trong nước nói nhiều đến “chợ người”. Qua những bài báo tựa đề như “Mua bán người”, “Đi chợ lao động cuối năm”, “Náo nhiệt chợ buôn người ở Miền Tây”, “Những mảnh đời bị rao bán”, người ta khó có thể dằn được nỗi xúc động trước tình cảnh – hay nói đúng hơn là bi cảnh – của những thân phận bất hạnh ở “chợ người”.

Cách đây không lâu, VietnamNet có bài đề cập đến “những chuyến hàng đặc biệt” – tức những chuyến xe buýt hàng ngày chở “những người lao động đủ lứa tuổi ở các tỉnh miền Tây lên “chợ người” ở TPHCM để chờ bị chọn mua.

NGUYÊN NHÂN CỦA NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM VIỆT NAM


Phương Anh, phóng viên đài RFA
Đã từ lâu, ban Việt Ngữ Đài chúng tôi đã có nhiều bài tường trình về vấn đề tình trạng tồi tệ của các cô dâu Đài Loan, cũng như chuyện các nhân công người Việt bị hành hạ, đối xử tệ bạc ở các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan…
WomenTrafficking200.jpg
Chuyện buôn bán phụ nữ, trẻ em không chỉ dừng ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài. AFP PHOTO
Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mại dâm. Cũng trong năm vừa qua, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Đài Loan cùng những cam kết của các quốc gia trong vùng sông Mêkông để tìm cách ngăn chận nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Nhiều cơ quan quốc tế như International Labor Organization (ILO), USAID, IOM…và ngay cả Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cũng hỗ trợ các ngân khoản cho Việt Nam nhằm ngăn chận tệ nạn này. Trong thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hơn, cụ thể là có cả một chương trình quốc gia để chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Để tìm hiểu thêm về việc buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam, Phương Anh đã liên lạc với các cơ quan và tổ chức đã và hiện đang rất quan tâm đến vấn đề này và gửi tới quí vị các chi tiết liên quan. Kỳ này, Phương Anh mời quí vị nghe nguyên nhân và bản chất của chuyện buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam ra nước ngoài

Nhiều Bé Gái Việt Nam Bị Bán Sang Các Động Mãi Dâm Ở Cambodia


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Tệ nạn trẻ gái Việt Nam vị thành niên bị bán qua Cambodia và bị lạm dụng tình dục một cách bệnh hoạn vẫn là một nan đề chưa giải quyết được giữa hai quốc gia có chung đường biên giới này.
ChildSex200.jpg
Cảnh sát Cambodia đưa bé gái Việt Nam, 
11 tuổi, ra khỏi một nhà chứa mãi dâm ở Phnom Penh. AFP PHOTO
Nói chuyện với Thanh Trúc, ông Aaron Cohen, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm, trình bày những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến đi thực tế mới nhất đến Cambodia cách đây hai tuần mà ông vừa hoàn tất bản phúc trình. Mời quí vị theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn sau đây.
Thanh Trúc: Thưa ông, trước hết xin ông nói rõ ông thuộc tổ chức nào, lý do nào khiến ông chú ý đến tệ nạn buôn bán khai thác trẻ em vào đường mại dâm, và tại sao ông chú ý đến vấn đề này ở Cambodia cũng như Việt Nam?
Ông Aaron Cohen: Trước hết xin nói rõ tôi là một người hoạt động độc lập, đúng hơn là một người chuyên phân tích vấn đề buôn người trên thế giới mà chính phủ Hoa kỳ có lần gọi đó là chế độ nô lệ thới đại mới.

LIÊN HIỆP QUỐC GIÚP NGĂN CHẶN NẠN BUÔN BÁN PHỤ NỮ TRẺ EM VIỆT NAM


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
GirlTrafficking200.jpg
Để đối phó với tình trạng trẻ em Việt Nam từ đồng bằng Cửu Long bị bán vào những đường dây mãi dâm bên Campuchia, từ năm 2004 cơ quan IOM của Liên Hiệp Quốc bắt đầu thực hiện một chương trình có tên là ‘Dự Án Ngăn Chận Tệ Nạn Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em’ có địa bàn hoạt động chủ yếu ở các tỉnh Kokong, Poipet, Seam Reap, Kompong Som của Kampuchia.
Thông qua hai người Việt Nam đang làm việc cho dự án này, Mục sư Ngô Đắc Luỹ đang tị nạn tại Xứ Chùa Tháp, hai là Kim An, bị bán vảo động mãi dâm bên Kampuchia 6 năm về trước nay được IOM cứu thoát, Thanh Trúc mời quí vị tìm hiểu thêm về thực trạng trẻ em Việt trong độ tuổi vị thành niên bị mua bán để hành nghề mãi dâm tại xứ sở láng giềng cùng chia sẻ một đường biên giới chung với Việt Nam.

Tình Trạng Buôn Người Từ Việt Nam Sang Cambodia Vẫn Tiếp Diễn Nghiêm Trọng


Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Hồi cuối tháng 5, tổ chức phi chính phủ Asia Foundation trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố một bản tuyên bố về tình trạng buôn người, theo đó thì nạn này vẫn tiếp diễn nghiêm trọng ở Cambodia. Asia Foundation cho rằng Cambodia là nơi phát xuất cũng là điểm tới và nơi trung chuyển nạn nhân của các đường dây buôn người.
GirlTrafficking200b.jpg
Ðể tìm hiểu thêm, Thanh Quang đã hỏi chuyện mục sư Ngô Ðắc Lũy tại Phnompenh. Trước tiên mục sư cho biết tin tức mới nhất liên quan các nạn nhân Việt Nam như sau.
Mục sư Ngô Ðắc Lũy: Trong những nghiên cứu gần đây nhất của tổ chức IOM nơi tôi đang hợp tác để ngăn chặn tệ nạn buôn người và giải cứu các nạn nhân, thì chúng tôi có một số liệu rất đáng tin cậy là hiện nay có đến 10,000 các trẻ em gái từ Việt Nam bán sang Cambodia qua các cửa khẩu tiểu ngạch thường bị bỏ ngỏ. Các nhân viên an ninh ở đây chỉ thu tiền và cho người qua lại tự do. Nên nạn buôn người ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra những kẻ buôn người vẫn tiếp tục săn lùng bắt cóc hoặc mua những em gái ngay cả những gia đình người Việt đang định cư tại Cambodia mà nghiêm trọng nhất là những khu vực cây số 11, cây số 13, v.v..

Cô Gái Việt Trốn Thoát Từ Một Tiệm Massage Trá Hình ở Cambodia


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Tệ nạn gái trẻ Việt trong độ tuổi vị thành niên đang ở Cambodia hoặc từ Việt Nam sang đây hành nghề trong các quán mát xa là vấn đề được các tổ chức NGO nước ngoài và các cơ quan thiện nguyện ở Xứ Chùa Tháp đặc biệt quan tâm.
CambodiaTrafficking200.jpg
Cambodia là nơi cư ngụ của rất nhiều người Việt đủ thành phần. 

Mời quí vị nghe bài tường trình của Thanh Trúc về trường hợp một thiếu nữ Việt Nam 16 tuổi, vừa trốn khỏi một tiệm massage ở Phnom Penh , đang tìm kiếm sự giúp đỡ của tổ chức di dân quốc tế IOM có văn phòng tại Cambodia.
Cambodia là nơi cư ngụ của rất nhiều người Việt đủ thành phần, đa số là người nghèo. Vấn đề gây tai tiếng và tranh cãi nhất là đội ngũ những cô gái trẻ Việt Nam trong độ tuổi vị thành niên hành nghề mãi dâm ở đất này.
Các cô được đưa từ Việt Nam sang hoặc có cha mẹ định cư tại xứ này từ lâu. Lý do vì sao họ sa vào đường mãi dâm thường được giải thích là nghèo túng.

Cô Nguyễn Thị Hằng

Thứ Ba tuần trước, cô Nguyễn Thị Hằng, 16 tuổi, trốn ra từ một tiệm massage ở Ha Lai, được hai người Việt Nam đang cộng tác trong tổ chức Di Dân QuốcTế IOM ở Cambodia giúp đỡ.

TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ VIỆT NAM Ở CAMBODIA ĐÃ LÊN TỚI MỨC BÁO ĐỘNG


Thanh Quang, phóng viên đài RFA
WomenTrafficking200.jpg
Trong thời gian gần đây, tình trạng buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Cambodia lên tới mức báo động. Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện từ Bangkok, Mục sư Ngô Đắc Lũy - đang sống lánh nạn tại Cambodia và hoạt động cho dự án thuộc Tổ chức Di trú Quốc tế IOM trợ giúp phụ nữ trong khu vực bị rơi vào đường mãi dâm - cho biết tình hình này như sau.
Mục sư Ngô Đắc Lũy: Tình hình phụ nữ Việt Nam và trẻ em gái Việt Nam bị bắt cóc, lừa gạt, buôn bán để đưa vào làm nô lệ tình dục ở các ổ mại dâm ở Cambodia, bao gồm Phnompenh và các đô thị có những tham quan du lịch khác, đã lên mức hết sức báo động .

Bởi vì hiện nay hàng ngày tổ chức của chúng tôi cũng gửi người đến các ổ mại dâm này tiếp cận với gái để tìm hiểu. Thì đa phần của họ xuất thân từ những gia đình nghèo khổ ở Sóc Trăng, Trà Vinh và ở các tỉnh thuộc vùng biên giới như là An Giang, Châu Đốc, Đồng Tháp, An Giang.
Thanh Quang: Thường thì các nạn nhân ở lứa tuổi nào ạ?
Mục sư Ngô Đắc Lũy: Thông thường các nạn nhân đều ở tuổi vị thành niên. Nhưng có điều e ngại nhất là có rất nhiều trẻ em tuổi từ 9, 10, đến 12 tuổi đã bị bán làm nô lệ tình dục ở các ổ mại dâm ở tại Phnom Penh.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Tổ Chức IOM Làm Phim Phóng Sự Về Tệ Nạn Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em Từ Việt Nam Sang Campuchia

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Vào khi tệ nạn buôn bán phụ nữ trẻ em từ Việt Nam sang Campuchia tiếp diễn đáng ngại, một số tổ chức từ thiện quốc tế đang hoạt động tại Campuchia hiện đang thực hiện một cuốn phim phóng sự về tệ nạn này, và sẽ phổ biến rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.
Mục sư Ngô Đắc Lũy thuộc Liên Hữu Cơ Đốc Việt Nam đang hoạt động từ thiện ở Campuchia có tham gia trong việc làm phim này. Qua cuộc phỏng vấn của Thanh Quang, Mục sư Ngô Đắc Lũy trước hết tóm tắc nội dung phim như sau:

Mục sư Ngô Đắc Lũy: Nội dung của phim xoay quanh tệ nạn buôn người và tệ nạn mại dâm ở Campuchia. Điểm chính của phim sẽ làm nổi bật vấn đề là cho dù những con đường khác nhau đưa nạn nhân trở thành gái mại dâm, nhưng sau cùng họ lâm vào tình cảnh tương tự là đều bị nhiễm HIV/AIDS và tử vong ở độ tuổi còn rất trẻ.

Những Câu Chuyện Đau Lòng Của Các Bé Gái Việt Nam Trong Động Mãi Dâm Campuchia



Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Có thể nói tệ nạn trẻ vị thành niên Việt Nam từ những vùng giáp ranh Cambodia - bị bán qua xứ này hành nghề mãi dâm, hoặc trẻ Việt sống ngay Xứ Chùa Tháp mà sa chân vào quán gái – là chuyện được cảnh báo, được nhắc nhở, được nói đến nhiều nhất.
HumanTraficking200.jpg
Cambodia là nơi cư ngụ của rất nhiều người Việt đủ thành phần. 
PHOTO RFA/Thanh Trúc.
Tại sao trẻ gái Việt Nam, ai đã bán chúng đi? Tại sao bất kể sự họat động ráo riết năm sáu năm nay từ những tổ chức ngoài chính phủ hai nước như Cứu Vớt Tuổi Thơ Save The Children UK, Bảo Vệ Nhân Quyền ADHOC, Phòng Chống Buôn Bán Phụ Nữ Trẻ Em Oxfam Quebec, Hành Động Cứu Giúp Action Aid và nhiều tổ chức khác nữa, mà nạn buôn trẻ em vào đường mãi dâm tại tiểu vùng Mekong, đặc biệt từ Việt Nam sang Cambodia, vẫn không giảm bớt?
Đó là những câu hỏi mà các NGO quốc tế cố tìm câu trả lời hay đúng hơn là một giải pháp khả dĩ cho vấn đề. Trong khuôn khổ mục Đời Sống Ngừơi Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc xin gởi đến quí vị tiếng nói của những ngừơi trong cuộc, những người dám kể lại sự thật về hoàn cảnh của mình.

Tuesday, November 20, 2012

Mục Sư Ngô Đắc Lũy Sẵn Sàng Giúp Đỡ Mọi Nạn Nhân Của Tệ Buôn Bán Phụ Nữ Từ Việt Nam Sang Cambodia

Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Hiện nay tình trạng buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Campuchia tới mức báo động, khiến nhiều tổ chức nhân đạo, kể cả Tổ chức Di trú Quốc tế IOM ra sức giúp ngăn chận tệ nạn này. Mục sư Ngô Đắc Lũy đang hoạt động cho mục tiêu đó qua một dự án của IOM.

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang sau đây, mời quý vị nghe về sự đóng góp của ông trong dự án này, ông cứu giúp nạn nhân ra sao. Mục sư Ngô Đắc Lũy trước hết nói qua về công việc của ông.

Giải thoát hàng nghìn gái mại dâm


Công nhân Việt Nam tại Nga lại kêu cứu

Lao động khổ sai
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-07-21
Phần âm thanh
Hơn 100 công nhân may người Việt tại Nga lên tiếng kêu cứu về tình trạng bị bóc lột thậm tệ.
Một công nhân Việt Nam làm việc ở xưởng may Vinastar tại Matxcơva - Nga.

Một nhóm hơn 100 công nhân may người Việt sang lao động tại một xưởng may do đồng hương điều khiển tại Nga lên tiếng kêu cứu về tình trạng bị bóc lột thậm tệ, bị đánh đập và khiếu nại của họ lâu nay không hề được cơ quan chức năng Việt Nam ở Nga cũng như ở Hà Nội giải quyết. Gia Minh trình bày trong phần sau.

Lao động khổ sai

Nạn nhân trở thành nhân viên chống tệ nạn buôn người

Photo courtesy senhoa.org
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-07-26
Phần âm thanh
Em là người con gái Thanh Trúc xin phép được dấu tên, mà khi gặp năm 2005 là lúc người ta vừa cứu và đưa em ra khỏi một động mãi dâm ở khu đèn đỏ của Phnom Penh.
Các em bé gái đang tập múa tại trung tâm Senhoa
Khi đi em trơ trọi làm sao, em không có nơi nương tựa, em như một bông hoa ngàn bị vùi dập không thương tiếc bởi những người bỏ tiền ra mua em .

Rồi năm 2012, bảy năm sau, gặp lại nhau mà không ai cầm được nước mắt,…Nhưng đó là nước mắt của vui mừng và hạnh phúc. Em đã giữ trọn lời hứa, đã vượt mọi gian nan, không rơi trở lại quảng đời tăm tối đó nữa.

Thân phận gái bán dâm ở Thái Lan, Malaysia và Cambodia


Tờ giới thiệu buổi ra mắt cuốn sách
 From Our Eyes, Mekong Migrant Reflections
 - 2000-20129 
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-08-30

The Mekong Migration Network, Mạng Lưới Di Dân Mekong, vừa tổ chức một buổi ra mắt sách tại Bangkok, Thái Lan, để giới thiệu tuyển tập Anh ngữ, Người Di Cư Mekong Phản Chiếu Trong Mắt Nhìn

Tải xuống - download
(Courtesy mekongmigration.org)Đặc biệt trong cuốn Người Di Cư Mekong Phản Chiếu Trong Mắt Nhìn có chuyện một cô bé sinh trưởng tại Quảng Ngãi trong một gia đình mười ba đứa con, và cô đã bị người quen đưa sang Thái Lan bán vào động mãi dâm, mở đầu một cuộc sống truân chuyên trôi nỗi từ Thái Lan đến Malaysia rồi trở về Kampuchia.
Từ Quảng Ngãi đến Thái Lan

Được sự chấp thuận của nạn nhân cũng như của tổ chức phi chính phủ CWCC ở Kampuchia, Thanh Trúc mời quí vị nghe Đặng Thị Phương tự thuật đời mình trong chương trình hôm nay:

Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 3)


Photo by Chernush for the US State Department
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ước đoán mỗi năm có khoảng 600.000 - 800.000 là nạn nhân buôn người trên thế giới


Phần âm thanh
Khánh An, phóng viên đài RFA
2010-03-06

Trong hai kỳ phát thanh trước, quý vị đã theo dõi số phận của những nạn nhân của đường dây đưa người lậu sang châu Âu.

Đa số phụ nữ bị hãm hiếp, đối xử tàn tệ, thậm chí có những người phải bỏ mạng nơi đất khách. Trong khi đó, những kẻ buôn người vẫn tiếp tục làm tiền và mở rộng mạng lưới chân rết khắp Đông Âu và châu Âu.

Chuyện kể của những phụ nữ VN nạn nhân buôn người (phần 1)

Bước chân vào địa ngục
Một đoạn của Bức tường Berlin,
ranh giới một thời của sự đổi đời. Photo by Diệu Thomas.
Khánh An, phóng viên RFA
2010-03-05

Phần âm thanh
Đã qua thời vượt biên, đổi máu lấy tự do của những con người khốn khổ Việt Nam. Thế mà vẫn có những con đường hẹp và tối, vương đầy máu và nước mắt của những người Việt đi mưu cầu hạnh phúc ở xứ người.

Tình trạng buôn người tưởng đã lùi vào dĩ vãng vẫn xảy ra tại Đông Âu và châu Âu, nơi những phụ nữ Việt phải đánh đổi danh dự, tiền bạc và thậm chí cả sinh mạng cho đường dây khủng khiếp mà phóng viên Khánh An của đài chúng tôi phát hiện qua lọat bài phóng sự sau đây về những địa ngục trần gian ấy.

Điều kiện đầu tiên mà tôi phải chấp nhận để được nghe chị kể một phần câu chuyện của đời mình là thay đổi tên của chị.

Chị bảo: “Lấy tên chị là Kim Anh nhé”. Tôi đồng ý.

HRW tố cáo công an Cam Bốt bức hiếp gái mại dâm

Gái mại dâm thường bị đánh (www.hrw.org)
Phạm Phan

Trong một bản báo cào dày hơn 70 trang, tổ chức Human Rights Watch tố cáo tình trạng công an bứ
c hiếp phụ nữ hành nghề mãi dâm : họ bị bắt, bị đánh đập, tiền của bị tước đoạt, và còn bị hãm hiếp trong lúc bị giam giữ. Tổ chức này kêu gọi chính quyền Phnom Penh cho mở một cuộc điều tra độc lập.

Sau nhiều cuộc phỏng vấn người trong cuộc bao gồm 90 cô gái hành nghề bán dâm tại Phnom Penh và 3 tỉnh cho biết nạn nhân bị cảnh sát đánh bằng cây, roi điện hay đấm vào mặt, họ cũng bị ăn cắp tiền và đồ dùng riêng tư dù trước đó đã hối lộ cho cảnh sát để được yên thân.

Hy vọng nào cho các cô gái Việt hành nghề mãi dâm ở Campuchia?

   một cô gái được chuộc ra khỏi động
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Phần âm thanh
2008-05-12

Sau loạt bài buôn người, chuyện trẻ trai trẻ gái Việt Nam bị bán vào các nhà chứa ở Malaysia và Campuchia để làm nô lệ tình dục, Thanh Trúc tưởng có thể khép lại câu chuyện thương tâm bức rức ấy như ý kiến của Linh mục Martino, nhân chứng và cũng là người thuật chuyện.
Sau đó Thanh Trúc nhận được nhiều thư phản hồi từ thính giả, bảo làm sao có thể khép lại khi mà ngoài kia còn biết bao tâm hồn tuyệt vọng đang đòi một tiếng nói, một bàn tay đưa ra cho họ nắm. Chính vì thế, hôm nay Linh mục Martino trở lại cùng quí vị: "Xét lại câu chuyện đóng kín, coi như cái chuyện đó đã qua rồi."

TỘI ÁC CỘNG SẢN: THIÊN ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ ĐÂY


XEM TIẾP

Nạn buôn trẻ em qua một nhân chứng và cũng là nhà họat động

Cô Sina Vann một nhân chứng sống
 của nạn buôn bán trẻ em
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2010-02-04

Vấn nạn buôn bán trẻ vào đường mãi dâm mà điểm phát xuất là từ Việt Nam hay từ Kampuchia, với điểm đến là những quán gái những ổ mãi dâm trá hình bên Kampuchia, được trình bày nhiều lần dưới nhiều hình thức trên mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi.

Vết thương không lành

Càng tìm hiểu Thanh Trúc càng không dám quả quyết mình đã đi tới cùng đích của vấn đề, bởi theo yêu cầu của các tổ chức ngoài chính phủ thì rõ ràng từ bản chất sự việc được trình bày đã có cái giới hạn nhất định của nó, trong lúc đã đi, đã tới và đã thấy thì thực tế và sự cảm nhận ở trên mức độ kinh hoàng đau xót hơn. Đó cũng là nỗi khó khăn của những tổ chức NGO ngoài chính phủ đang hoạt động công khai hay bán chính thức ở Xứ Chùa Tháp.

Nhà Trú Ẩn Cho Nạn Nhân Buôn Người Ở Nước Lào


Phần âm thanh
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2012-02-03
Linh mục Martino Lê Bá Thông.
One Body Village và linh mục Martino Lê Bá Thông, một tổ chức và một người thành lập, hẳn đang gợi lại trong quí thính giả một vấn đề không thể quên lãng: tệ nạn buôn bán trẻ vị thành niên vào đường mãi dâm.

Với nỗi khát khao được chia sẻ được đồng hành, hôm nay linh mục Martino trở lại mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi để trình bày về chuyến đi của ông qua Việt Nam, Kampuchia, Thái Lan và Lào, bốn quốc gia đang có vấn đề buôn bán trẻ em làm nô lệ tình dục, một kỹ nghệ kinh doanh của bọn bất lương mà Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ thiếu nhi trên thế giới lên án là kỹ nghệ tội ác bạc tỷ.

Nhiều cô gái Lào Cai mất tích bí ẩn

Ảnh: Hà Hằng/VTV Da Nang
Nhiều cô gái Lào Cai vừa được giải cứu trở về tại Trung tâm bảo trợ xã hội Lào Cai

RFA-24-10-2012

Công an Lào Cai ghi nhận gần 80 thiếu nữ trẻ đẹp ở tỉnh này bị mất tích bí ẩn trong 4 năm vừa qua.
Báo Đất Việt điện tử đưa tin này sáng nay, cảnh báo tình trạng buôn người, dụ dỗ phụ nữ bán qua Trung Quốc.

Theo tin này chỉ riêng xã bản Phố huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ 2010 đến nay có khoảng 30 người bị dụ dỗ hoặc lừa gạt đưa sang Trung Quốc và bắt buộc làm gái mãi dâm. Tờ báo ghi nhận giá của mỗi cô gái bị bán đi vào khoảng 10 tới 15 triệu đồng.

Trung Quốc giải cứu 10 trẻ em VN bị bắt cóc


Cảnh sát các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, đã bắt giữ 43 người, truy tố 24 nghi can về tội buôn trẻ em, kể cả 10 trẻ em Việt Nam.

Biên phòng Nghệ An xử lý vụ buôn người sang TQ

Tải xuống - download
Ảnh minh hoạ
 Thanh Trúc, phóng viên RFA,
 Bangkok 2012-09-07

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này tìm hiểu về cách công an và chính quyền địa phương xã Chi Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xử lý vụ án buôn người sang Trung Quốc.
Lương cao: thủ đoạn để gạt gẫm phụ nữ

Nguyễn Thị Hoa là con gái của bà Trần Thị Lan, bị bà Vi Thị Dung, trước phụ việc trong quán ăn của bà Lan một thời gian ngắn, sau trở lại dụ ngon dụ ngọt nói là đưa Hoa đi làm việc cấp dưỡng trong cơ quan của bố chồng bà Dung để kiếm một tháng 7 triệu gởi về giúp mẹ.