Sunday, April 14, 2024

HỒ CHÍ MINH – TỪ HÀNH VI MỜI CỐ VẤN MỸ GÁI VÀ THUỐC CƯỜNG DÂM ĐẾN “ĐẠO ĐỨC” CỦA “NGƯỜI”

Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp chuyển Tin- Sau khi đọc bài "Bác của tui dẫn gái cho Mỹ!" nói về sự kiện Hồ Chí Minh mời cố vấn Mỹ Henry A. Prunier những cô gái đẹp và thuốc cường dâm ("Ho’s offer of pretty Vietnamese women and jungle aphrodisiacs"), mời mọi người hãy xem các đồng chí đảng ta "sống, chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại". Đây là 1 trong hàng ngàn bài bài học được "dạy" lại bởi các đồng chí con, đồng chí cháu của "bác" và "cha già DT" dành cho nhân dân cả nước.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức trong xã hội: 
- Một là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của con người. 
- Hai là, Hồ Chí Minh coi đạo đức là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. 
- Ba là, theo Hồ Chí Minh đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. 
- Bốn là, đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. 
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông, suối. 


Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.” 
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng tinh thần của con người, giúp cho con người vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Có đạo đức sẽ giúp người cán bộ cách mạng không lùi bước trước khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". 
Với Hồ Chí Minh, “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”. Vì vậy, muốn thành người cộng sản chân chính phải chống chủ nghĩa cá nhân. 

Trần Dân Tiên: Và nhân dân Việt Nam, muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ tịch. Không có gì so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh... Hồ Chủ tịch được nhân dân yêu mến là do lòng hy sinh và lòng nhân từ của Người. (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (P6).
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh đã tự rèn luyện để có phẩm chất đạo đức cao quý của người cộng sản. Suốt thời gian bôn ba ở nước ngoài, tìm đường giải phóng cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản có đạo đức cách mạng sáng ngời. 
Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện, hoàn mỹ về đạo đức: Yêu đồng bào, yêu nhân dân, triệt để cách mạng và vô cùng nhân từ; uyên bác mà cực kỳ khiêm tốn; vĩ đại mà rất mực bình dị. 

          Yêu đồng bào, yêu nhân dân... vô cùng nhân từ...
Bằng lời nói và việc làm, bằng giảng giải và nêu gương, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho mọi người thấy thế nào là một đạo đức cao đẹp, một cuộc sống đáng sống. Người nâng cao tâm hồn và tình cảm của nhân dân, khiến mọi người đều cảm thấy mình luôn luôn lớn lên và đầy niềm tự hào trước sự nghiệp vĩ đại và trước tấm gương đạo đức sáng ngời của Người. 
Bản thân Hồ Chí Minh đã suốt đời không ngừng tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình về đạo đức để trở thành “tấm gương tuyệt vời về con người mới”, thành hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, chẳng những có sức lôi cuốn, cảm hóa mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc, mà còn ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới. 
Nhiều lãnh tụ chính trị, học giả, nhà văn, nhà báo có tiếng đã viết về sức cổ vũ kỳ diệu của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhân dân nước mình và chứng minh rằng: Do ngưỡng mộ một nhân cách vĩ đại như vậy, có biết bao lớp người trẻ tuổi đã đứng vào hàng ngũ các chiến sĩ cộng sản, tình nguyện hiến dâng đời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do độc lập, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân. 






Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một phần quý báu nhất trong di sản tư tưởng của Người, giống như những hạt kim cương đa diện, nhiều màu sắc. Cho dù chặng đường cách mạng mới có thể và nhất định sẽ hình thành những giá trị đạo đức mới, thì những giá trị đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là nền tảng vững chắc cho các quan hệ xã hội mới. 

Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lời giải về bài toán đạo đức của nhân loại mà giá trị của nó không thể phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và “cải tạo một thời đại”. 
Trong tầm nhìn của nhân loại tiến bộ, Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng nhất về cuộc đời của một con người “đầy tình yêu nhân dân, đầy yêu thương con trẻ, dạt dào tình yêu Tổ quốc, yêu những người lao động, yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa”. 
 Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ NGUYỄN VĂN ĐỆ, Hiệu Trưởng Đại Học Đồng Tháp chuyển Tin

No comments:

Post a Comment